Đáp ứng thị hiếu xe gầm cao của người dùng và có giá bán dễ tiếp cận, phân khúc SUV đô thị tại Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của khách hàng. Nhiều hãng xe tập trung nguồn lực vào nhóm xe này, gồm khoảng 16 sản phẩm tham gia cạnh tranh.
Với ngân sách dưới 600 triệu đồng (không tính chi phí lăn bánh), người dùng vẫn có nhiều lựa chọn. Trong đó, "tân binh" Omoda C5 gây chú ý khi chốt giá khởi điểm 589 triệu đồng, sau hơn 1 năm nghiên cứu thị trường.
Dù có giá "sàn" thuộc hàng thấp trong phân khúc, Omoda C5 vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Omoda là thương hiệu mới nhưng trực thuộc Chery, tập đoàn ô tô Trung Quốc này từng kinh doanh không thành công tại Việt Nam trong quá khứ.
Trước mắt, Omoda C5 được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia trước khi chuyển sang lắp ráp tại nhà máy ở Thái Bình vào năm 2025 (Ảnh: Nguyễn Bình Sơn).
Ngoài giá bán dễ tiếp cận, trang bị an toàn của Omoda C5 tiêu chuẩn (Premium) có thể xem là điểm mạnh khi đặt lên bàn cân cùng các phiên bản đối xứng của đối thủ. Cụ thể, những điểm nổi bật của mẫu xe này gồm: 6 túi khí, cảm biến áp suất lốp, giới hạn tốc độ kèm cảnh báo.
Việc xe Trung Quốc sở hữu nhiều trang bị so với xe Nhật, Xây Dựng Phát Triển Công Việc Bản Thân (cy bn bt) Hàn không còn là "chiêu bài" cạnh tranh lạ tại Việt Nam. Omoda C5 cần tìm được điểm bứt phá nếu muốn thực sự thành công bởi với ô tô, Game N H 777 – Trải Nghiệm Cảm Giác Chơi Game Thực Tế câu chuyện kinh doanh không đơn thuần chỉ là sản phẩm mà còn có cả khâu hậu mãi, Win888 Club Game Bài 2021 - Trải Nghiệm Chơi Game Bài Đỉnh Cao bảo dưỡng, đại lý…
Thiết kế nội/ngoại thất của Omoda C5 có phần cá tính và thể thao hơn mặt bằng chung của phân khúc, nhưng sẽ chỉ phù hợp với khách hàng trẻ. Những người dùng trung tuổi có thể tìm kiếm một chiếc xe có ngoại hình hài hòa hơn (Ảnh: Omoda & Jeacoo).
Ngoài Omoda C5,go88.vin app nhiều mẫu SUV hạng B khác cũng có giá khởi điểm dưới 600 triệu đồng, gồm: Mitsubishi Xforce, Hyundai Creta, Kia Seltos và Mazda CX-3. Trong đó, Xforce đang là sản phẩm "hot" nhất phân khúc, với hơn 11.444 xe bán ra thị trường trong 10 tháng đầu năm 2024, dù được bán ra từ tháng 3.
Bản tiêu chuẩn của Mitsubishi Xforce (GLX) có giá bán lẻ đề xuất là 599 triệu đồng. Theo chia sẻ của giới tư vấn bán hàng, đây cũng là biến thể hút khách nhất của dòng xe này, điều này phần nào được thể hiện thông qua chương trình khuyến mại hàng tháng của Mitsubishi Việt Nam.
Trong 3 tháng từ tháng 9 đến 11, các dòng xe nội địa được Nhà nước hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ. Sản phẩm nhập khẩu như Mitsubishi Xforce cũng được hãng tung ưu đãi để duy trì sức cạnh tranh, nhưng không áp dụng cho bản tiêu chuẩn.
Ngoài yếu tố thương hiệu Nhật Bản, Mitsubishi Xforce còn hút khách nhờ chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc B-SUV (2.650mm). Xe sở hữu thiết kế trẻ trung và khỏe khoắn với nhiều đường nét góc cạnh.
Trang bị của Mitsubishi Xforce GLX khá cơ bản do chỉ là bản tiêu chuẩn nhưng ở bên ngoài, xe vẫn khá chỉn chu khi sở hữu đèn LED dạng thấu kính (projector) và mâm hợp kim 17 inch đủ bắt mắt (Ảnh: đại lý Mitsubishi).
Ngoài những lựa chọn trên, khách Việt còn có MG ZS. Đây cũng là sản phẩm có giá bán dễ tiếp cận nhất ở phân khúc B-SUV, khởi điểm từ 518 triệu và cao nhất 588 triệu đồng.
Hãng không công bố doanh số hàng tháng của mẫu xe này nhưng theo chia sẻ từ phía đại lý, sức tiêu thụ của ZS tuy chưa so sánh được với Mitsubishi Xforce hay Toyota Yaris Cross nhưng vẫn tương đối ổn định. Mẫu xe này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Với ngân sách dưới 600 triệu đồng, khách Việt có thể mua được bản full của MG ZS nhưng đánh đổi là xe hiện hành được ra mắt từ năm 2021. Trong khi đó tại thị trường quốc tế, mẫu xe này đã được nâng cấp lên thế hệ mới (Ảnh: MG).
Thiết kế nội/ngoại thất của MG ZS đang bán ở Việt Nam đã có phần không theo kịp các sản phẩm mới. Đồng thời, mẫu xe này cũng không có hệ thống an toàn chủ động (ADAS) trên bản cao nhất.
Powered by Tài xỉu go88 @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap
Copyright Powered by站群系统 © 2013-2024